Trang chủNgẫm nghĩĐời & người"Kẻ hay nói đạo lý..."

“Kẻ hay nói đạo lý…”

-

“Kẻ hay nói đạo lý thường sống như LoL…”

Vâng! Đó là câu mà nhiều bạn dùng để phản ứng về “kẻ dạy đời”.

1. Đạo đức & Đạo đức chủ nghĩa

Đạo đức là gì?

Là biết cái thiện và cái ác.

Không phải biết những quy tắc cư xử được coi như giá trị tuyệt đối, đúng ở mọi lúc mọi nơi giống như tuân theo luật giao thông. Nhưng đó là sự hiểu biết có cân nhắc trước các giá trị; và là thái độ thận trọng giúp thẩm định khôn khéo các giá trị, để điều khiển cuộc sống hướng về cái thiện, hướng về tình yêu thương trọn hảo.

Đạo đức chủ nghĩa là gì?

Là thái độ nệ hình thức, cái gì cũng luân lý chi ly tủn mủn. Thái độ coi trọng nguyên tắc hơn con người. Đặt nặng luật hơn dấu chỉ thời đại. Do vậy, đạo đức chủ nghĩa trong thực tế đôi khi rất vô luân. Nó không nhận ra các giá trị phải đáng được ưu tiên, ít quan tâm đến hoàn cảnh, cảm thông. Nó luôn đáng ghét.

image 46

2. Ai là “kẻ dạy đời”?

Đạo đức chủ nghĩa không sinh ra con người đạo đức, mà sinh ra những “thầy đời”, những “kẻ chuyên lên lớp”.

Thế nào là thầy dạy đời? Thầm kín soi gương xem mình có là “ông thầy huấn đức”, “bà cô huấn đức” không? Và cũng là cách để xác định: ai làm công việc về đạo đức thì cũng nên tránh là “thầy đời”.

  • Kẻ dạy đời là người mà quy tắc sống quan trọng hơn lẽ sống. Chẳng hạn người hay dạy đời, khi gặp kẻ trúng gió hay tai nạn bên đường, thay vì dừng xe cứu giúp thì cũng liền bỏ đi, vì tuân theo luật tổ chức phải đúng giờ, gương mẫu, thậm chí phóng nhanh sợ liên lụy phiền toái. Do nệ luật và hay dạy đời, người này trở thành vô đạo đức.
  • Kẻ dạy đời có tham vọng dẫn dắt người khác, bằng những quan điểm chủ quan như những cây roi hà khắc, rập khuôn, đóng đinh người khác. Chúng ẩn bên dưới những lời lẽ có vẻ hay ho luân thường đạo lý.  Hăm dọa, chê bai thì dễ hơn nhiều so với đem lại niềm vui hạnh phúc.
  • Kẻ dạy đời là kẻ chưa gì đã tự coi mình là lương tâm của vũ trụ, của mọi người. Dĩ nhiên là lương tâm mỗi người có hòa âm riêng, nhưng vấn đề là sao nó không tìm hợp âm qua một thái độ khiêm tốn, nhẫn nại, lắng nghe hơn là áp đặt chủ quan, đao to búa lớn như kẻ quan án… Kẻ dạy đời tưởng biết mình phải làm gì, nhưng lại không biết tại sao phải làm. Hắn luôn luôn lập luận “nó phải thế!”, “sao lại không như thế!”, “người ta luôn làm như thế!”, “…
image 47

3. Lựa chọn thế nào?

Trong thực tế, dù có không muốn, cũng dầy dẫy cái khả ố của đạo đức chủ nghĩa đã làm phai mờ ý nghĩa của từ “đạo đức”, đến độ chẳng dám nhắc tới nó, chạy trốn nó. Đạo đức mất mặt!

Nhưng, phải nên thế này:

Không chấp nhận đạo đức chủ nghĩa!

Nhưng sẵn lòng đi theo đạo đức!

Thay vì nỗi da gà mỗi khi nghe một thầy dạy đạo đức cất tiếng, thì sẵn lòng đi theo đạo đức, nhưng không chấp nhận đạo đức chủ nghĩa. Đạo đức chủ nghĩa là một thứ đạo đức vô luân.

image 48
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận