Trang chủBlogQuyền được c.h.ế.t?

Quyền được c.h.ế.t?

-

“Đừng khóc, đừng buồn, đừng đau lòng vì tôi. Tôi đã nhẹ nhàng bay đi.” (Quỳnh Dao)

Ngày 4/12, tin nữ văn sĩ Quỳnh Dao mất tại nhà riêng tại Đài Loan gây chấn động nhiều người. Trích lời cuối nữ sĩ Quỳnh Dao viết cho người ái mộ, ta có cảm giác bà tự do làm chủ bản thân và tự quyết đời mình đến thế nào. Khi sống, bà “nguyện là ánh lửa, cháy tới phú cuối cuộc đời”. Khi chết, bà “nguyện là hoa tuyết, lất phất rơi, hoá thành cát bụi.” Bà còn nhận ra cái giới hạn hiện sinh của thân phận làm người ở trần gian, bà nói: “Tôi chọn qua đời vì tôi đã ở trạm cuối cùng.”

Tháng 3/2017, bà dặn dò con cháu: “Đừng để mẹ thành bà già ốm yếu muốn sống không được, muốn chết cũng không xong. Nếu làm thế, các con mới là đại bất hiếu.” Dường như bà luôn đau đáu với cái “quyền được chết” một cách tự do, không lệ thuộc một nghi thức mai táng tôn giáo nào. Bà muốn mọi chuyện lặng lẽ, vì: “Cái chết là việc riêng, đừng làm phiền người khác, cũng đừng làm phiền những người yêu mến mẹ. Nếu thật lòng yêu mẹ, họ sẽ hiểu cho mẹ… Mẹ chẳng có gì cả lúc chào đời thì lúc đi cũng mong được đơn giản gọn ghẽ, sau này”.

Năm 2019, Đài Loan cho phép trợ tử theo ý của bệnh nhân, không cần bác sĩ hay người thân can thiệp quyết định. Bà đã viết về sự kiện ấy rằng: “Đối với tôi, đây là một tin vui!” Khoảng 10 ngày trước khi mất, bà chia sẻ cảm nghĩ về người chồng đã qua đời (2019) sau thời gian dài bệnh tật: “Tốt hơn là trở về nơi vĩnh hằng.” Cao điểm của tác giả biết bao câu chuyện tình làm rơi không biết bao nước mắt độc giả, ủng hộ mãnh liệt hợp pháp hoá an tử.

Tranh luận ở các quốc gia muốn hợp pháp an tử / trợ tử:

Ngay trong ngày 4/12, Bộ Y Tế Phúc Lợi Đài Loan lên tiếng ngay sau khi tin tức về cái chết của nữ văn sĩ nổi tiếng. Họ nhấn mạnh cần thiết một sự đồng thuận rộng rãi của xã hội về an tử, nó đi liền với giá trị đạo đức y khoa, niềm tin tôn giáo, các triết lý về sinh mệnh con người. Rằng: “Chúng ta hiện chưa có một sự đồng thuần hoàn toàn nào về an tử chủ động, tương tự tử tự có hỗ trợ.”

Ở Đài Bắc, giám đốc trung tâm chăm sóc cuối đời khuyên người lớn tuổi tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn hướng đến một cái kết tốt đẹp.

Ở các nước Châu Âu như Bỉ, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Canada, Mỹ và khởi xướng à Hà Lan hợp pháp hoá an tử hồi năm 2022, riêng Mỹ có 10 bang cho phép bác sĩ “trợ tử” bệnh nhân.

Ở Trung Quốc, tiến sĩ Zhang Di của trường Y Bắc Kinh cho rằng các quốc gia đồng ý an tử vì họ có nền kinh tế rất cao và phúc lợi hoàn hảo, hệ thống y tế Trung Quốc chưa đủ tiêu chuẩn để hợp pháp hoá an tử.

Ở Anh, cuối tháng 11/2024, Hạ viện thông qua dự luật hợp pháp hoá trợ tử với 330 phiếu thuận và 275 phiếu chống, nhưng luật chưa được chính thức ban hành. Cựu thủ tướng Anh ủng hộ dự luật, trong khi các lãnh đạo tôn giáo ở Anh gồm Công giáo, Hồi giáo, Sikh, Hindu, Chính thống giáo, Hy lạp ra thư chung phản đối.

Ở Ba Lan, triết gia Tomasz Stawiszynski cho rằng an tử là tầm thường hoá cái chết. Liệu một người có quyền quyết định thời điểm chết của họ hay không? Ở đời, con người là chủ sở hữu duy nhất sự sống bản thân, không có thẩm quyền nào cao hơn họ”.

Ở Canada, 30% người dân (số liệu của Research Co) cho rằng tình trạng đói nghèo và vô gia cư là lý do đồng ý an tử. Điều đó trái ngược với trật tự phát triển xã hội. Báo cáo của Viện Đạo Đức Y Khoa Anh phát hiện số ca tự tử tăng đáng kể ở các quốc gia Châu Âu hợp pháp an tử.

Ở Pháp, các nghị sĩ nước này xem xét một dự luật về chăm sóc cuối đời, cho phép “hỗ trợ cái chết” mà họ gọi là “hỗ trợ tích cực khi chết” nhưng đã đình chỉ bởi quốc hội từ giữa năm 2024.

Tại Vatican, Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi bảo vệ sự sống cho đến khi kết thúc tự nhiên.
Ngày nay, người ta xem chết dường như là việc xuống cấp tàn tạ về thể xác. Tuy nhiên, chết là một phần mang tính quyết định của cuộc đời, và đối với nhiều người, là bước đi đến sự trưởng thành cuối cùng. Người Kitô hữu xem cuộc sống là một quà tặng. Tư tưởng này giúp người ta tín thác ngay cả trong những giờ hấp hối đầy nhọc nhằn. Chúng ta biết mình luôn ở trong bàn tay của Thiên Chúa yêu thương, và hy vọng rằng cái chết không đặt dấu chấm hết mà chỉ là giai đoạn chuyển tiếp để bước vào đời sống vĩnh cửu. Điều này mang lại cho kinh nghiệm đau khổ một khía cạnh hoàn toàn khác. Nhiều lần những người thực hiện công tác mục vụ nhận thấy rằng niềm hy vọng đó an ủi cả những người dường như không có niềm tin tôn giáo đang đối mặt với cái chết. Trong tư cách là một người đang đau khổ và sắp chết, Đức Kitô đặc biệt gần gũi với chúng ta“. (Docat 83)

Tại sao ngày càng nhiều người muốn chọn cách trợ tử? “Người ta sợ những cơn đau đớn nặng nề. Hơn nữa, người ta sợ trở thành mất năng lực kiểm soát hành vi. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta có thể giải quyết những nỗi sợ trên bằng sự chăm sóc thích hợp, sự hỗ trợ toàn diện dành cho người sắp chết, bằng thuốc giảm đau, và dịch vụ chăm sóc cho người hấp hối. Kinh nghiệm cho thấy phần lớn bệnh nhân ngừng đòi chết khi họ biết về những khả năng giảm đau và chăm sóc giai đoạn cuối. Giúp đỡ người sắp chết (chứ không phải là “giúp cho người ta chết”) có thể có nghĩa là ngừng hoặc từ chối cách chữa trị nào đó, hay làm giảm cơn đau dữ dội bằng thuốc giảm đau hoặc an thần. Đây là điều chính đáng ngay cả khi việc thi hành các biện pháp trên rút ngắn thời gian sống còn lại của bệnh nhân”.​ (Docat 81)

“Quyền được chết” nói ở đây được thực hiện dưới hai hình thức an tử và trợ tử. An tử là hành động giết người, dù với sự đồng ý của bịnh nhân hoàn toàn tỉnh tào, để giảm bớt sự đau đớn quá sức họ. Trợ tử là một hành vi người trợ giúp cho một bệnh nhân đủ nhận thức, chấp nhận cái chết như một sự giải thoát. Cái chết không phải là giải pháp cho đau khổ. Ngược lại, chính trong những giây phút đau đớn nhất, con người có thể khám phá ra giá trị của tình yêu, lòng trắc ẩn và sự đồng hành. Chính vì vậy, việc hợp pháp hoá vẫn chưa thể được đồng thuận, ngay cả ở một số quốc gia đã cho phép.

Với những vấn đề mang tính chất quyết định như trợ tử, an tử hay tự quyết cuộc sống bản thân, đạo đức không thể bị bỏ qua. Đạo đức là hệ thống các giá trị, nguyên tắc và chuẩn mực giúp con người phân biệt đúng sai, tốt xấu. Nếu không có một nền tảng đạo đức vững chắc, các quyết định có thể trở nên vô nghĩa và thiếu trách nhiệm. Điều này càng rõ ràng khi chúng ta bàn về những quyết định có ảnh hưởng sâu rộng đến sự sống, cái chết và quyền lợi của người khác.

Nếu cuộc sống là một món quà, một tài sản thiêng liêng được trao tặng cho mỗi cá nhân, thì việc tùy ý kết thúc nó sẽ đặt ra vấn đề về sự thiếu tôn trọng đối với giá trị sự sống. Đạo đức giúp chúng ta nhận thức rằng sự sống không chỉ thuộc về cá nhân, mà còn là một phần của cộng đồng, xã hội, và sự kết thúc một cuộc đời không thể chỉ vì sự tuyệt vọng nhất thời của cá nhân mà thiếu đi trách nhiệm với gia đình và cộng đồng.

tuanlionsg 12/2024

Để nhận thông báo bài hay, quà tặng, sự kiện:

*tuanlionsg tôn trọng quyền riêng tư của bạn.

Bài dành cho bạn:

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận