Trang chủNhiếp ảnhHọc chụp ảnhĐộ "cuốn" của bức ảnh - P.1

Độ “cuốn” của bức ảnh – P.1

-

Hình ảnh tự thân nó có thể là một dạng ngôn ngữ khá đặc biệt.
Người ta giao tiếp bằng con mắt. Thay vì là ngôn ngữ theo kiểu hình thức ký hiệu giao ước như các ký tự chữ viết, thì ngôn ngữ của bức ảnh là màu sắc, đường nét, không gian ảnh, hình khối, sự chuyển động… mà người chụp ảnh tạo thành. Qua ngôn ngữ ấy, tác giả muốn bày tỏ một ý tưởng, sự tìm kiếm, mong muốn ước ao, khám phá cái Đẹp, cái Mới, cái độc đáo riêng tư, cách nhìn riêng cá nhân, một sự cảm nhận nào đó … Mà trước hết, họ thỏa mãn cái Tôi của họ, tiếp đến muốn giao tiếp với người khác.

6419911 Khuon mat anh mat 01aB

Vì muốn giao tiếp với người khác, qua ngôn ngữ hình ảnh, nên lại phải nói đến sự cảm thụ thị giác của người xem. Có nhiều khía cạnh để bàn đến sự cảm thụ của cái nhìn này. Ở đây, mình bàn đến một khía cạnh mà chúng ta hay nói với nhau, đó là “sức hút thị giác của một bức ảnh”. Bức ảnh trên, mình chụp bất chợt khi ghé một tiệm tạp hóa. Vừa tới thì em bé nhìn lên và giơ tay chỉ thẳng vào ống kính. Người mẹ đang ngồi soạn sản phẩm bên dưới. Ánh sáng cửa sổ.

6419915 Tuong phan 01ab

Đại loại sức hút thị giác là sức hấp dẫn, mức độ thu hút / cuốn hút mắt nhìn của người xem ảnh, vào một chi tiết nhỏ hoặc vùng ảnh nào đó. Các thầy dạy hay dùng từ chuyên môn là “độ hấp dẫn của lực thị giác”. Từ bình dân ta hay nói với nhau là “cuốn”. Nhìn vào bức ảnh trên, tự nhiên mắt nhìn sẽ tập trung ngay về cái vòng xoắn màu trắng rồi mới di chuyển rộng ra xung quanh, mặc dù chi tiết trắng ấy chiếm diện tích nhỏ trong khung.

Vấn đề là làm sao để có được độ “cuốn” ấy? Đó là người chụp áp dụng các giải pháp sắp xếp các thành phần / chi tiết riêng lẻ hoặc tập trung trong khung ảnh, tạo nên độ cuốn mạnh hay yếu tùy thuộc một số yếu tố cơ bản sau:

  • Vị trí của chủ thể chính trong không gian khung ảnh.
  • Độ lớn so với tổng diện tích khung ảnh.
  • Hình dạng của chủ thể.
  • Màu sắc (nóng / lạnh) của chủ thể.
  • Sắc độ mạnh / yếu (đôi khi nhỏ mà sắc độ mạnh)
  • Chiều hướng: lên / xuống – quay vào tâm hay phân tán ra rìa ảnh.
  • Bố cục rời rạc / chặt chẽ.
  • Mức độ tương phản của ánh sáng.

Mời bạn xem bảng minh họa: TẬP HỢP THỊ GIÁC / HƯỚNG / LỰC HÚT THỊ GIÁC:

thi giac 11

Cách thực hành tạo một sức hút thị giác – Mạnh dần từ cột 1 => 2 => 3

thi giac 12

Sắp xếp vị trí của các thành phần trong khung ảnh cũng tác động sức cuốn hút thị giác.

thi giac 13

“Con mắt là cửa ngõ tâm hồn”
Khả năng nhìn và thấy là hai câu chuyện khác nhau mà nhiều người vẫn nói. Đôi khi ta nhìn mà ta không thấy. Rèn luyện khả năng nhìn để thấy vừa là đam mê vui vẻ, nhưng cũng là một quá trình thực hành nghiêm túc. Phát hiện được cái Đẹp để ghi hình, để cảm nhận, sáng tạo và yêu đời yêu người là cả một quá trình học và rèn luyện. Tìm kiếm và sáng tạo một khung ảnh có sức cuốn hút thị giác, luôn là điều hấp dẫn những anh em yêu thích bộ môn ảnh ọt này. Nếu không để chụp ảnh, thì việc nâng cao “năng lực” của con mắt, ta cũng dễ thấy được nhiều điều thú vị, cái Đẹp, cảm nhận nhiều hơn khi xem một bức ảnh.

6419901 R3 Visual Weight

Xem thêm tham khảo:

Bố cục - TRỌNG LƯỢNG THỊ GIÁC - (3 rô)

Hình minh họa: thầy Uyên Huy


Để nhận thông báo bài hay, quà tặng, sự kiện:

*tuanlionsg tôn trọng quyền riêng tư của bạn.

Bài dành cho bạn:

1 BÌNH LUẬN

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận