Tiền thân của SEA Games có tên là SEAT Games (Southeast Asian Peninsular Games), lần đầu tại Thái Lan (1959). Cũng tại lần đầu này, đội vô địch túc cầu nam (thời đó gọi thế) là độ banh miền Nam Việt Nam (VNCH). Đến lần thứ 9 tại Malaysia (1977) thì đổi tên thành SEA Games (Southeast Asian Games). Bóng đá nam Việt Nam vô địch 2 lần, đó là SEA Games 2019 tại Philippines và SEA Games 31 sân nhà tối qua.
Từ 1950 – 1960, đội bóng VNCH được đánh giá khá mạnh trong khu vực ĐNA. Từng vô địch Mardeka 1966, giải quân đội Thái Lan 1971, bán kết Châu Á 1962. Nhưng, tại SEAP Games thì không vô địch lần nào nữa, do thời cuộc và thường thất bại trước các đội trong khu vực.
Nhiều người nói rằng, trước 1975, đội VNCH vươn tầm châu lục. Nhưng công bằng mà nói, đội bóng VNCH thực mạnh vào khoảng thập niên 1960 với 2 chức vô địch nói bên trên. Còn lại, khi đối đầu với Nhật Bản, thắng 3 nhưng bại 4 và chưa bao giờ thắng Hàn. Ngoài trận thắng Miến Điện 1966 giải Merdeka, còn lại đều bại:
- SEAP Games 1961, thua Miến Điện 1-2 ở bán kết.
- SEAP Games 1967, thua Miến Điện 1-2 ở chung kết.
- SEAP Games 1973, thua miến Điện 2-3 ở chung kết.
Một số tài năng bóng đá kiệt suất có thể kể:
Phạm Huỳnh Tam Lang
Xuất thân từ Gò Công, lên sống ở Chợ Lớn – Sài Gòn và chơi banh ở đội Ngôi Sao Chợ Lớn. Năm 1966, ông cùng danh thủ Đỗ Thới Vinh được mời vào đội tuyển “Ngôi Sao Châu Á”. Ảnh dưới là Tam Lang và nghệ sĩ Bạch Tuyết trong ngày cưới.
Được đánh giá là thủ môn xuất sắc nhất lịch sử bóng đá VNCH. Cái tên này từng lan rộng khắp Châu Á. Báo chí nước ngoài tôn vinh ông là “Đệ nhất thủ môn Á châu” với biệt danh “Lưỡng thủ vạn năng.”
Ông bắt đầu chơi banh từ 17 tuổi ở đội Ngôi Sao Bà Chiểu. 18 tuổi được chọn thủ môn tuyển quốc gia VNCH. Sau khi chia tay tuyển, năm 32 ông lại được mời vào Ngôi Sao Châu Á để thi đấu với Chelsea (Anh) và thắng 2-1.
Giải túc cầu có nhiều kỷ niệm nhất với đội VNCH là giải Merdeka thường niên. Năm 1961 VNCH thắng Nhật 3-2, năm 1964 hạ Nhật 2-0. Năm 1966, có 12 nước tham dự, VNCH vô địch. Năm đó có các hảo thủ như Lâm Hồng Châu, Lại Văn Ngôn, Tam Lang, Nguyễn Văn Ngôn, Đỗ Thới Vinh… lần lượt hạ New Zealand 5-0, Nhật 3-0, Mã Lai 5-2, Đài Loan 6-1. Chung kết khuất phục Miến Điện 1-0.
Có một chi tiết rất thú vị, HLV tuyển VNCH vô địch giải này là ông Karl-Heinz Weigang 31 tuổi (Đức). 29 năm sau (1995), tuyển Việt Nam tái gia nhập SEA Games lại cũng chính ông Weigang trở lại và giúp Việt Nam giành huy chương bạc SEA Games Chiang Mai 1995. Giải đấu đáng nhớ trong lần đầu tiên đội banh Việt Nam trở lại đấu trường ĐNA sau 10 năm (1975-1995).
Môn túc cầu (đá banh) du nhập vô Việt Nam do người Pháp hồi đầu thế kỷ 19, phát triển mạnh tại Nam Kỳ và lan rộng ra Trung Kỳ, Bắc Kỳ. Ở Sài Gòn, sân banh thời đó chủ yếu là công viên thành phố (giờ là sân Tao Đàn), sân Citadell (Hoa Lư bây giờ), sân Renault (sau là Cộng Hòa và giờ là sân Thống Nhất).
Dần dần được tổ chức bài bản hơn. Đầu tiên là đội Gia Định Sport (1908), sát nhập với Étoile Bleuse (Ngôi sao xanh) thành Étoile de Giadinh (Ngôi sao Gia Định). Họ vô địch Nam kỳ 1923 lần đầu và nhiều giải sau đó, giải tán năm 1954. Xuất hiện nhiều đội ưu tú khác như Tổng tham mưu, Việt Nam thương tín, Cảng Sài Gòn, Cảnh sát, Quan thuế… Sân Cộng Hòa trở thành sân chính và đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế, nhiều giải quốc tế đá ở đây và là sân banh tốt nhất Sài Gòn.
Nguồn tham khảo: Nguyễn Đức Hiệp (Sài Gòn – Chợ Lớn).